10 Kỹ thuật chơi bóng cơ bản dành cho các cầu thủ mới bắt đầu
Bộ môn bóng đá là bộ môn thể thao vua được nhiều người yêu thích hiện nay. Ai cũng có thể chơi bóng nhưng để trở thành một người chơi giỏi thì không hề dễ dàng, bạn cần phải kiên trì, cần luyện tập thường xuyên. Dưới đây là những kỹ thuật bóng đá cơ bản mà bất cứ người chơi nào cũng không thể bỏ qua.
Các sản phẩm bảo vệ khớp và phụ kiện cần thiết cho bộ môn đá bóng
Các bước cần trải qua khi trở thành cầu thủ có kĩ năng tốt:
Với những người mới bắt đầu chơi bóng đá nhất thiết phải trải qua các bước tập luyện sau:
- Làm quen với trái bóng để cảm nhận bóng tốt hơn khi lướt bóng
- Tìm hiểu rõ luật bóng đá để không vi phạm luật khi thi đấu trên sân
- Tập luyện thành thục các kỹ thuật bóng đá cơ bản.
- Tập luyện thể lực khỏe mạnh, dẻo dai để có thể bắt nhịp với tốc độ của các trận đấu.
- Rèn luyện chiến thuật bóng đá riêng
- Luyện tập tâm lý vững vàng và bản linh trước mọi trận đấu cầu
Vếu muốn trở thành một cầu thủ giỏi, chuyên nghiệp bạn cần rèn luyện cả các kỹ năng, kỹ thuật đá bóng nâng cao.
Có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật bóng đá cơ bản Dành cho người mới bắt đầu
Bóng đá có rất nhiều kỹ thuật. Vì thế, để chơi tốt bộ môn thể thao vua này bạn cần phải học hỏi và luyện tập thường xuyên. Dưới đây là hướng dẫn kỹ thuật bóng đá cơ bản giúp bạn nâng cao trình độ cũng như khả năng chơi bóng của mình:
1. Kỹ thuật khởi động
Khởi động là thao tác bắt buộc đối với bất cứ môn thể thao nào. Nó giúp cơ thể thích ứng với hoạt động và giảm thiểu những chấn thương không mong muốn trong quá trình tập luyện và thi đấu. Đối với bộ môn bóng đá, khởi động bao gồm 2 kỹ thuật chính:
Có thể bạn quan tâm
+ Khởi động không bóng: người chơi sẽ tiến hành xoay cổ tay, cổ chân, xoay đầu gối…Sau đó, giãn chân trước, giãn chân sau, chạy bước nhỏ, rồi nâng cao đùi, tiến hành bật nhảy tại chỗ và hít thở đều đặn…
+ Khởi động có bóng: là các thao tác làm quen với bóng trước khi nhập cuộc như: chạm bóng, tâng bóng, chuyền bóng và bắt bóng…
Các kỹ thuật khởi động này không khó nhưng yêu cầu người chơi cần phải thực hiện đúng kỹ thuật mới đảm bảo hiệu quả tối ưu. Hoạt động khởi động thường được tiến hành trước khi luyện tập hoặc trước khi thi đấu. Thời gian khởi động từ 5 đến 10 phút là đủ.
2. Kỹ thuật sút bóng bằng mu bàn chân
Kỹ thuật sút bóng bằng mu bàn chân là một trong số những kỹ thuật bóng đá cơ bản nhất mà bất cứ người chơi nào cũng đều sử dụng. Bởi nó rất đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả cực cao.
Kỹ thuật này thường được áp dụng trong các trường hợp như: pha chuyền bóng dài, tạt bóng, bấm bóng thậm chí là dùng để dứt điểm trước khung thành của đối thủ.
3. Kỹ thuật sút bằng bằng lòng bàn chân
Sút bóng bằng lòng bàn chân tức bước chạy vuông góc bóng, chân trụ song song với bóng, người chơi sẽ dùng lòng bàn chân để tiếp xúc với quả bóng. Bộ kỹ thuật này được sử liên tục và khá phổ biến khi bạn chuyền bóng.
Sau khi người chơi đã thành thạo với những pha sút bóng bằng lòng bàn chân thì nên luyện tập thêm các động tác bổ trợ, nâng cao: sút bóng xoáy hoặc cứa lòng bàn chân…để nâng cao trình đá bóng của mình.
4. Kỹ thuật tâng bóng cơ bản
Cách đá bóng hay, giỏi đòi hỏi cần rèn luyện kỹ năng tâng bóng. Tâng bóng quả thật không dễ. Người ta gọi nó là nghệ thuật độc đáo riêng của bộ môn bóng đá. Đa phần những người chơi bóng tốt thì tâng bóng cũng tốt. Với những người mới chơi bóng thì việc tập tâng bóng là kỹ thuật, là công đoạn không được bỏ qua.
Để tâng bóng tốt và kỹ năng bóng đá tốt bạn cần luyện tập theo hai bài cơ bản dưới đây:
+ Tâng bóng bằng chân: nhiệm vụ quan trọng của bạn lúc này là tập trung vào quả bóng, quan sát bóng lên xuống để tính toán chính xác thời gian rơi của nó mà đưa chân ra đỡ bóng đúng lúc và hợp lý.
Bước đầu khi mới làm quen với kỹ thuật tâng bóng bạn nên tâng bóng bằng 1 chân thuận trước. Hãy bình tĩnh tầng từng quả bóng một, dùng chân đỡ bóng. Sau khi đã quen bóng, chúng ta sẽ đẩy nhanh tốc độ hơn, tâng 2 quả, 3 quả, 4 quả, 5 quả….
Sau khi đã luyện tập tâng bóng với chân thuận bạn hãy chuyển sang tâng bóng với chân không thuận rồi kết hợp tầng 2 chân đồng thời. Kinh nghiệm quan trọng bạn nên biết, muốn tâng bóng tốt thì điểm tiếp xúc của bóng là đầu ngón chân hoặc 1/3 bàn chân.
+ Tâng bóng bằng đùi: kỹ thuật tâng bóng bằng đùi yêu cầu người chơi khi đỡ bóng phải đảm bảo bắp chân và bắp đùi của mình phải vuông góc 90 độ, còn điểm tiếp xúc của bóng phải là bắp đùi.
Cách đá bóng cơ bản với kỹ thuật tâng bóng này này đòi hỏi sự khéo léo nên người chơi phải luyện tập nhiều hơn. Mỗi lần cần tập ít nhất 5 sét, mỗi sát tầm 30 lần tâng. Lưu ý luyện tập đều đặn đối với cả hai chân.
5. Kỹ thuật đánh đầu
Đánh đầu là nghệ thuật xử lý bóng trên sân được nhiều cầu thủ chuyên nghiệp sử dụng. Kỹ thuật này không hề đơn giản, nếu muốn đánh đầu chính xác bạn cần luyện tập kiên trì, thường xuyên và đúng chuẩn kỹ thuật:
+ Bước 1: dùng bóng nhỏ, nhẹ. Bạn hãy đứng yên để đánh đầu. Lúc này bạn cần xác định chính xác hướng mà mình cần đưa bóng đến. Giơ hai tay lên phía trước để giữa thăng bằng cho cơ thể. Sau đó, tung bóng lên, dùng đầu đánh bóng về phía trước. Thực hiện lần lượt lần lượt từng quả một.
+ Bước 2: chúng ta sẽ nhún chân rồi nhảy lên để đánh đầu sao cho bóng đi đúng hướng đã định. Cổ của bạn lúc này có thể linh hoạt chứ không cần giữ chặt cũng không cần thẳng cổ.
Lưu ý không được đánh đầu bằng tán hay đình đầu vì điểm tiếp xúc này dễ gây ra chấn thương. Mặt khác, vị trí này không thể tạo ra lực mạnh nên bóng sẽ đi chậm và dễ lệch hướng. Chúng ta sẽ dùng phần ngoài bên trên của tai để tiếp xúc với bóng và đánh bóng lên phía trước.
+ Bước 3: Tiến hành luyện tập nhiều lần để nhuần nhuyễn hơn. Ngoài kỹ thuật đánh bóng bằng đầu bạn còn có thể dùng đầu để tâng bóng nữa nhé!
6. Kỹ thuật chuyền bóng
Bóng đá là bộ môn đòi hỏi người chơi phải phối hợp nhiều kỹ thuật khác nhau. Chuyền bóng là kỹ thuật cơ bản không thể bỏ qua. Để chuyền bóng chính xác, đủ lực bạn cần luyện tập với các bài đơn giản sau:
+ Tập chuyền bóng ngắn: người chơi sẽ dùng lòng bàn chân tức mặt trong của chân làm điểm tiếp xúc để chuyền bóng
+ Chuyền dài: tức là đường chuyền thấp bạn nên dùng mu bàn chân để tạo ra một lực đủ mạnh đẩy trái bóng về phía trước, nhanh chóng vượt qua đối thủ.
Thông thường, để tập chuyền bóng hiệu quả bạn cần có 2 người tham gia. Phải thực hiện động tác chuyền qua chuyền lại nhiều lần để cảm giác tốt với trái bóng thì việc chạy chỗ, việc căn bóng khi chuyền mới đảm bảo độ chuẩn xác cao.
7. Kỹ thuật khống chế bóng
Nếu bạn muốn chơi bóng tốt đương nhiên không thể bỏ qua kỹ thuật khống chế bóng. Có nhiều cách khống chế bóng để bạn luyện tập phù hợp với sở trường, thế mạnh của mình như:
+ Không chế bóng bằng ngực: bạn sẽ đứng hai chân bằng vai. Sau đó, ưởn ngực về phía trước để có thể hãm độ sung của bóng rồi nẩy ngực ra đón bóng đúng vị trí mình muốn
+ Khống chế bóng sệt: người chơi sẽ dùng gầm giày, lòng bàn chân và má ngoài của bàn chân để khống chế trái bóng. Khi bóng đến, chúng ta sẽ dùng làm bàn chân để tiếp xúc, lưu ý, lòng bàn chân phải thả lòng sau đó mới rút chân để hãm độ sung của trái bóng.
+ Chặn bóng bổng: kỹ thuật bóng đá cơ bản này áp dụng trong các tình huống nhận đường chuyền dài từ đồng đội hoặc dùng để chặn đường bóng của đối phương. Căn cứ vào tình huống cụ thể, tầm bay của bóng như thế nào mới chọn cách không chế bóng bằng ngực, bằng mu bàn chân hay bằng má trong hay má ngoài…
Nguyên tắc quan trọng khi chặn bóng bổng là phải xác định chính xác điểm rơi của nó. Sau đó mới dùng chân chăn bóng, chân hơi rút nhằm tạo lực hãm đối với quả bóng. Thao tác này chúng ta tiến hành tương tự với ngực và đùi.
8. Kỹ thuật di chuyển
Di chuyển là kỹ thuật cơ bản nhất đối với bộ môn bóng đá. Để di chuyển tốt, người chơi cần tập luyện thường xuyên với các thao tác như:
+ Kỹ thuật chạy: khi chạy phải hạ thấp trọng tâm của cơ thể, dùng đầu bàn chân để di chuyển để đạt tốc độ nhanh nhất.
+ Kỹ thuật dừng đột ngột: trong một số tình huống nhất định, người chơi cần dùng kỹ thuật dừng đột ngột để đánh lừa đối thủ nhưng cần kiểm soát bóng thật tốt.
+ Kỹ thuật bật nhảy: thao tác này sẽ giúp người chơi đánh đầu và cướp bóng trên không trung tốt hơn
+ Kỹ thuật chuyển thân: kết hợp với động tác giả để đánh lừa đối thủ
+ Kỹ thuật thả bộ: trong thi đấu bạn nên tận dụng thời gian thả lỏng cơ thể để phục hồi thể lực.
9. Kỹ thuật truy cản
Khi chơi bóng, ngoài nhiệm vụ trọng tâm là tấn công về khung thành đối phương thì cần luyện tập thêm kỹ thuật truy cản để cướp bóng, chặn bóng và phá bóng. Các thao tác thường được sử dụng gồm: cướp bóng từ hai phía, cướp bóng chính diện, xoạc bóng bằng một chân, xoạc bóng nghiêng từ phía sau, hoặc xoạc bóng bằng chân ngược…
10. Kỹ thuật ném biên
Ném biên cũng là kỹ thuật bóng đá cơ bản mà bất cứ người chơi nào cũng cần phải biết khi tham gia bộ môn thể thao vua này. Khi ném biên người chơi phải đứng đúng vị trí, hai tay giữ chặt quả bóng, hai chân tuyệt đối không được nhấc lên. Bóng đưa qua đầu hơi chếch vế phía sau. Sau đó ném bóng về phía trước với lực mạnh theo hướng mong muốn.