8 CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG BÓNG ĐÁ VÀ 3 CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ NHẤT

Chấn thương trong đá bóng là điều không mong muốn mà bất cứ cầu thủ nào cũng có thể phải đối diện. Tỷ lệ chấn thương của môn thể thao “vua” này luôn ở mức cao, đáng báo động. Vậy có cách nào để phòng ngừa hiệu quả không? Bài viết sau đây ĐỒ TẬP NÉT sẽ chia sẻ cho anh em 8 chấn thương thường gặp trong bóng đá cùng 3 cách phòng ngừa hiệu quả, hạn chế tối đa các tổn thương không mong muốn.

Tóm tắt

1. Tìm hiểu 8 chấn thương trong bóng đá thường gặp nhất!

Những chấn thương trong bóng đá luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khôn lường. Để phòng ngừa cũng như có cách xử lý chấn thương kịp thời, anh em cần nắm được một số chấn thương thường gặp trong bóng đá sau đây:

1. Bong gân là chấn thương thường gặp phải nhiều nhất

Bong gân là thương tổn khiến dây chằng khớp bị giãn hoặc rách do vận động quá mức hoặc sau một cú va chạm mạnh trên sân. Cầu thủ gặp phải tình trạng này sẽ thấy bầm tím hoặc nhói,sưng,viêm ở vị trí thương tổn. Cổ chân, mắt cá chân hoặc đầu gối là những vị trí dễ bị bong gân nhất. Tuỳ mức độ thương tổn mà anh em có thể khắc phục tại nhà hoặc phải thăm khám, điều trị bởi bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Các chấn thương trong bóng đá luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khôn lường

2. Trật khớp khi va chạm, té ngã trên sân

Trật khớp thường gặp phải trong các trường hợp va chạm mạnh, té ngã trên sân hoặc do bạn đổi hướng đột ngột khi di chuyển trên sân. Các khớp chân lúc này se bị lệch khỏi vị trí vốn có, gây ra các thương tổn. Dấu hiệu điển hình của tình trạng này là sưng to, đau nhức dữ dội hoặc các khớp khó co duỗi, vận động.

3. Đau thắt lưng cột sống là chấn thương nặng trong đá bóng

Chấn thương đau thắt lưng cột sống chủ yếu do các cầu thủ dồn lực xoay hay nghiêng người cực mạnh khi di chuyển trên sân làm cho các đốt sống bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Từ đó gia tăng áp lực lên đĩa đệm, chèn ép các rễ thần kinh.

Có thể bạn quan tâm

Đây được xem là một trong những chấn thương nặng trong đá bóng bởi nếu các cầu thủ không có biện pháp can thiệp kịp thời, các cơn đau lưng sẽ chuyển thành mãn tính và ngày càng nặng hơn, đau và tê buốt sẽ lan rộng xuống mông rồi đến chân gây cản trở, khó khăn cho cầu thủ khi vận động. Đã có không ít cầu thủ bị chấn thương đau thắt lưng cột sống đã phải giã từ sự nghiệp thi đấu từ sớm

Các chấn thương trong đá bóng nếu không được điều trị đúng cách sẽ rất nguy hiểm

4. Rạn xương do tập luyện với cường độ nặng

Rạn hay nứt xương là hiện tượng xương xuất hiện vết nứt nhỏ khiến người chơi đau đớn, khó chịu. Nguyên nhân thường do xương phải chịu áp lực lớn do cường độ luyện tập nặng khiến cho chân bị quá sức chịu đựng. Rạn xương thường bị ở xương bàn chân hoặc xương chày

5. Tổn thương giãn dây chằng khớp gối

Giãn dây chằng khớp gối thường gặp ở các cầu thủ chuyển động tốc độ cao, xoay người liên tục, vặn gối thường xuyên hay đột ngột chuyển hướng. Tổn thương này khiến người chơi xuất hiện cơn đau dữ dội, khớp gối sưng to, phải đối diện với nguy cơ khớp gối bị lỏng lẻo, sụn chêm, sụn mặt khớp xung quanh bị hư tổn.

Giãn dây chằng khớp gối thường gặp ở các cầu thủ chuyển động tốc độ cao, xoay người nhanh

6. Viêm cân gan chân do chịu áp lực cơ thể lớn

Viêm cân gan chân là một trong những chấn thương nặng nhất trong bóng đá gây ra những cơn đau buốt và nhói ở phần xương gót phía dưới. Tổn thương này chủ yếu do áp lực của cơ thể dồn lên cân gan bàn chân lớn trong thời gian dài, gây ra những thương tổn lớn ở vị trí này. Viêm cân gan chân nếu không được điều trị kịp thời sẽ diễn biến thành mãn tính và gây ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

7. Viêm gót chân A-sin do chịu áp lực quá lớn

Viêm gót chân A-sin cũng là một trong những chấn thương nặng trong bóng đá. Gân A-sin phải chịu áp lực quá lớn, gây ra tình trạng quá tải về lực và trọng lực, dẫn đến các thương tổn ở vùng gót chân chấn thương này nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Khả năng đi lại bị hạn chế, biến dạng xương gót, hậu quả nặng nề nhất là đứt gân gót.

8. Thương tổn cơ đùi sau do lực căng mạnh

Đùi sau bị chấn thương do cơ gân kheo có lực co nhanh hoặc căng ra mạnh quá. Thương tổn này sẽ gây ra cơn đau dữ dội và đột ngột ở vị trí đằng sau đùi. Nếu tình trạng chấn thương cơ đùi kéo dài sẽ gây ra những cơn đau khó chịu và thường xuyên, gây suy giảm khả năng vận động của người bệnh.

Đùi sau bị chấn thương do cơ gân kheo có lực co nhanh hoặc căng ra quá mạnh

2. Mách bạn 3 cách tránh chấn thương khi đá bóng hiệu quả

Thường có 3 nguyên nhân chính dẫn đến các chấn thương thường gặp trên đây. Thứ nhất là do anh em thiếu các kinh nghiệm lựa chọn giày đá bóng, vật dụng hỗ trợ, bảo vệ trên sân, thứ 2 là do vận động quá sức mà không được nghỉ ngơi và cuối cùng là do khởi động không đúng cách. Dưới đây là 3 cách giúp bạn hạn chế tối đa các chấn thương không đáng có trên:

1. Trang bị phụ kiện bảo vệ trong bóng đá.

Trang bị bảo vệ trong bóng đá đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ chấn thương cho cầu thủ. Dưới đây là một số trang bị bảo vệ phổ biến và vai trò của chúng trong việc bảo vệ cơ thể:

  1. Giày bóng đá: Đây là trang bị quan trọng nhất cho mọi cầu thủ bóng đá. Giày bóng đá cung cấp độ bám, độ linh hoạt và hỗ trợ cho chân, giúp giảm nguy cơ trượt và chấn thương ở phần chân và ngón chân.
  2. Bảo vệ chân: Có nhiều loại bảo vệ chân khác nhau như ổ chân, bít chân, và vớ bảo vệ. Những loại này giúp bảo vệ cổ chân, mắt cá chân, và khu vực gần gót chân, giúp giảm thiểu nguy cơ bị gãy xương hoặc chấn thương mô mềm.
  3. Bảo vệ gối: Bảo vệ gối được sử dụng để bảo vệ khớp gối khỏi va đập và đồng thời giúp giảm nguy cơ chấn thương cho bàn chân và cả đùi.
  4. Găng tay (đối với thủ môn): Thủ môn sử dụng găng tay để bảo vệ bàn tay và cố định nó khi phải đối mặt với những cú sút mạnh từ các cầu thủ đối phương.
  5. Mũ bảo hiểm (đối với thủ môn): Thủ môn có thể sử dụng mũ bảo hiểm để bảo vệ đầu khỏi các va chạm mạnh hoặc để giảm thiểu nguy cơ chấn thương não.
  6. Bảo vệ ngực: Một số cầu thủ sử dụng bảo vệ ngực để bảo vệ phần ngực khỏi va chạm mạnh.
  7. Băng cố định và túi lạnh: Trang bị như băng cố định và túi lạnh được sử dụng để chăm sóc và điều trị chấn thương ngay sau khi nó xảy ra để giảm thiểu sưng tấy và đau đớn.
  8. Nón bảo hiểm (đối với trẻ em): Trong một số trường hợp, trẻ em tham gia bóng đá có thể được khuyến khích sử dụng nón bảo hiểm để bảo vệ đầu khỏi chấn thương khi va chạm mạnh.

Việc lựa chọn trang bị bảo vệ phù hợp và chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể của cầu thủ. Ngoài việc sử dụng trang bị bảo vệ, việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ cũng rất quan trọng để đảm bảo chúng luôn hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy trong việc bảo vệ người sử dụng.

Nhưng phụ kiện bảo vệ khớp không thể thiếu trong bóng đá

2. Khởi động cơ thể trước khi tập luyện, thi đấu

Chuyên gia khuyến cáo các cầu thủ nên khởi động cơ thể khoảng 30 phút trước khi tập luyện hoặc thi đấu. Tập trung khởi động kỹ 2 chân, nhất là phần cơ háng, gân kheo, đầu gối… Khởi động kỹ được xem là biện pháp phòng tránh, cách giảm đau chân khi đá bóng hiệu quả.

Khởi động thật kỹ trước khi tập luyện hoặc thi đấu trên sân

3. Không nên thi đấu quá sức

Trong bất kỳ hoàn cảnh, anh em đều không nên thi đấu quá sức, vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ thể sẽ tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường. Hãy nghỉ ngơi, dưỡng sức khi thấy dấu hiệu chân bị đau. Nếu cơn đau ngày càng nặng thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Không nên thi đấu quá sức, thấy mệt phải nghỉ ngơi

Cùng với giày đá bóng, anh em cần trang bị các phụ kiện bảo vệ phù hợp khác như tất chống trơn, miếng đệm bảo vệ ống chân… giúp bảo vệ bàn chân, hạn chế tối đa các các chấn thương không đáng có. Bóng đá là môn thể thao vua giành được rất nhiều sư yêu thích. Tuy nhiên, việc chơi môn thể thao này cũng tiềm ẩn các nguy cơ gây chấn thương. Nhận biết các chấn thương bóng đá thường gặp sẽ giúp người chơi có cách phòng ngừa cũng biện pháp xử trí hiệu quả.

Chia sẻ bài viết


You've just added this product to the cart: