Vì sao nhịp thở quan trọng trong chạy bộ?
Thở là hoạt động trao đổi khí liên tục của hệ hô hấp ngay cả khi cơ thể ở trạng thái bình thường, tương tự tim đập co bóp máu theo nhịp của hệ tuần hoàn.
Thở cung cấp cho cơ thể oxy đồng thời thải khi cacbonic ra bên ngoài để duy trì sự sống. Khi chạy bộ, quá trình này diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể cùng nhịp với việc co bóp của tim và hoạt động của hệ tuần hoàn.
Nhịp thở là yếu tố rất quan trọng khi chạy bộ
Việc trao đổi khí khi thở ảnh hưởng để thể trạng sức khoẻ của mỗi người, nhất là khi bạn chạy.
Thở đều và ổn định giúp bạn duy trì được cường độ chạy liên tục và đỡ mệt hơn.
Ngược lại nếu thở gấp, khó thở cảm giác như bị ngạt sẽ khiến bạn không thể chạy một thời gian dài được.
Bạn có biết khi chạy, lực tác động lên chân sẽ lớn gấp 2 – 3 lần so với trọng lượng cơ thể, và còn mạnh hơn khi bạn tiếp đất đồng thời thở ra. Hít thở đúng cách giúp giảm việc tác động này và hạn chế chấn thương có thể xảy ra.
Hít thở đúng cách khi chạy bộ sẽ giúp bạn ngăn ngừa được một số chấn thương có thể xảy ra và nâng cao thành tích tập luyện
Hít thở đúng cách khi chạy bộ ngăn ngừa một số chấn thương có thể xảy ra và nâng cao thành tích tập luyện
Các nhịp thở đều trong chạy bộ đúng là như nào?
Trong quá trình chạy bộ, nhiều kiểu hít thở khác nhau nên sẽ có nhịp thở riêng biệt. Với mỗi nhịp thở, hiệu quả hoạt động cũng ở mức độ riêng. Người tập luyện cần lưu ý về vấn đề này.
Nhịp thở phổ biến
Đây là loại nhịp thở bình thường, thở một cách tự nhiên và đều đặn. Không khí qua mũi từ từ và sâu vào bên trong phổi.
Tần số thở từ 16 – 20 lần/phút, nhịp đều, biên độ trung bình. Khi hít vào cường độ hô hấp mạnh hơn nhưng thời gian ngắn hơn thì thở ra.
Khi mới chạy bộ nên thở ở nhịp 2:2 (2 lần hít vào và 2 lần thở ra).
Sau khi đã quen thì bạn có thể nâng lên với nhịp 3:3 hay 4:4.
Bạn có thể theo dõi phản ứng của cơ thể như hiện tượng mệt, đuối sức thì nên có sự điều chỉnh lại phù hợp hơn.
Nhịp thở đúng khi khởi động
Khi thực hiện các bài khởi động, lúc này nhịp thở của bạn sẽ tăng hơn một chút.
Các tính toán và thống kê chỉ ra rằng, khởi động là lúc bạn thở với nhịp 5 (3 lần hít vào – 2 lần thở ra). Việc hít khí vào sẽ nhiều hơn một nhịp so với việc thở ra.
Thở khi khởi động là hoạt động kích hoạt các bộ phận tham gia chạy bộ
Thở khi khởi động là hoạt động kích hoạt các bộ phận tham gia chạy bộ
Nhịp khi chạy nhanh
Bạn bước vào quá trình chạy bộ và tốc độ chạy nhanh hơn.
Khi đó nhịp thở sẽ tăng dần là nhịp 2:1 (2 lần hít vào – 1 lần thở ra).
Bạn có thể cảm nhận nhịp thở nhanh, gấp gáp hơn.