4 bài tập giảm đau lưng cho dân văn phòng ngồi nhiều
Tóm tắt
1. Hết đau lưng nhờ luyện tập?
Nhiều ý kiến cho rằng khi bị đau lưng thì nên nghỉ ngơi hoàn toàn, không nên chơi thể thao hay tập luyện nhiều. Tuy nhiên đó lại là quan điểm sai lầm vì nếu nằm nghỉ quá lâu và không vận động, lâu ngày cơ bắp sẽ co cứng lại, xương khớp không còn linh hoạt càng khiến cơn đau lưng trở nên trầm trọng hơn.
Các môn thể thao tốt cho người thường xuyên bị đau lưng như đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc yoga… giúp tăng cường độ dẻo dai cho cột sống. Trong đó, bộ môn yoga với những tác động tích cực đang dần được nhiều người ưa chuộng và áp dụng.
2. Người bị đau lưng có chạy bộ được không?
Có nhiều ý kiến cho rằng người bị mỏi lưng nên nằm nghỉ tại chỗ và hạn chế tối đa vận động. Tuy nhiên, theo chuyên gia khuyến nghị thì khi bị đau lưng, bạn vẫn cần tập luyện tích cực, vận động…
Có thể bạn quan tâm
Video dưới đây huấn luyện viên Taka Đỗ sẽ hướng dẫn các bạn chuỗi các bài tập giúp giảm đau thắt lưng, tăng sức mạnh vùng cơ trọng tâm cho người ngồi nhiều.
Có thể bạn quan tâm
3. Các bài tập bị đau lưng cần tránh
Ngoài những bài tập hỗ trợ đau mỏi lưng, người bệnh nên chú ý tránh những động tác sau để ngăn ngừa tình trạng không tốt đến cột sống như:
- Toe Touches (Bài tập chạm ngón chân): Tập thể dục rất tốt cho chứng đau lưng, nhưng không phải tập nào cũng có lợi. Chẳng hạn như bài tập chạm ngón chân, có thể tạo áp lực nặng nề cho đĩa đệm và dây chằng. Đồng thời, kéo căng quá mức vùng cơ lưng dưới và gân kheo, khiến thắt lưng bị đau nhức khó chịu, dẫn đến khó vận động.
- Sit – ups (Bài tập nằm ngửa và nâng thân lên): Nhiều người nghĩ rằng bài tập Sit – ups giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bụng, nhưng thực tế đây là tư thế sử dụng cơ ở hông nhiều hơn, có thể gây áp lực lớn cho đĩa đệm ở vùng cột sống lưng.
- Leg Lifts (Bài tập nâng chân): Bài tập nâng chân đôi khi được đề xuất để tăng cường sức mạnh cho nhóm cơ trọng tập hoặc cơ bụng. Song, đây không phải là bài tập chống đau lưng bạn nên áp dụng. Bởi tư thế nâng cả hai chân lên khi nằm ngửa có thể khiến tình trạng đau thắt lưng trở nên trầm trọng và kéo dài hơn.
4. Một số lưu ý khi tập luyện
Khởi động nhẹ nhàng trước khi tập, giúp tạo nhiệt cho cơ thể, cung cấp một lượng máu đầy đủ, đồng thời làm ấm các vùng cơ bắp trước khi thực hiện các động tác kéo giãn.
Kết thúc buổi tập cần thư giãn khoảng 10 phút ở tư thế thoải mái.
Thực hiện các động tác từ từ, không quá nhanh hoặc đột ngột. Tập luyện theo giới hạn cơ thể, không quá sức.
Sai lầm của nhiều người là luyện tập một thời gian cảm thấy khỏe và hết đau thì ngưng hẳn. Tuy nhiên, để cơn đau không quay trở lại, chúng ta cần duy trì luyện tập đều đặn mỗi ngày hoặc 3 – 5 buổi/tuần, thời gian mỗi buổi tập nên kéo dài 30 phút – 1 giờ.
Trong quá trình tập hoặc sau tập, cơn đau lưng không thuyên giảm mà ngày càng tăng, có thể do vận động đột ngột hoặc động tác vượt quá khả năng chịu đựng. Khi đó, bạn cần ngưng bài tập đó, chủ động theo dõi cơ thể và có thể trao đổi với bác sĩ khi cần thiết.
>>> Có thể bạn quan tâm: