Chạy bộ bị đau cổ chân – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Có không ít trường hợp bị đau cổ chân khi chạy bộ, đặc biệt là khi tập luyện lại sau một thời gian dài nghỉ ngơi. Cơn đau có thể là lời cảnh báo về các bệnh lý xương khớp, nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân khiến chạy bộ bị đau cổ chân là gì và cách khắc phục ra sao?
Tóm tắt
Nguyên nhân chạy bộ bị đau cổ chân bộ và cách khắc phục hiệu quả
1. Nguyên nhân gây đau cổ chân khi chạy bộ
Các “thủ phạm” gây đau khớp cổ chân có thể kể đến như:
Do chấn thương phần xương cổ chân: Những chấn thương như trật hoặc gãy xương là một trong những lý do khiến cổ chân bị đau khi chạy bộ.
Có thể bạn quan tâm
Hội chứng ống cổ chân: Tình trạng dây chằng và dây thần kinh bao quanh khớp cổ chân bị chèn ép, có thể dẫn đến đau cổ chân mỗi khi chạy bộ.
Viêm khớp cổ chân: Viêm khớp cổ chân có thể bắt nguồn từ việc sụn khớp bị thoái hóa, gây nên đau mỏi cổ chân, đặc biệt là khi vận động như chạy bộ.
Có thể bạn quan tâm
Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp gây nên bào mòn xương và biến dạng khớp. Với khớp cổ chân, bệnh gây đau nhức và hạn chế khả năng đi lại, chạy nhảy của người bệnh.
Bong gân: Khi dây chằng khớp cổ chân bị kéo căng quá mức, làm cho cổ chân bị tổn thương và đau khi đi lại, chạy bộ.
Viêm gân: Việc lặp đi lặp lại một hoạt động làm tăng sự kích ứng ở gân, lâu dần tiến triển thành viêm gân. Người bị viêm gân mỗi khi chạy bộ đều sẽ đau nhức cổ chân.
Không sử dụng giày khi chạy hoặc giày không phù hợp: Lựa chọn đúng giày chạy đóng vai trò rất quan trọng, giúp hạn chế các tổn thương trong quá trình chạy. Việc không dùng giày chuyên để chạy bộ hoặc mang giày quá chật, quá lỏng cũng là tác nhân khiến cho cổ chân bị đau.
Khởi động không kỹ: Khởi động trước khi chạy bộ giúp máu tuần hoàn tốt hơn, xương khớp co giãn và giảm chuột rút. Nếu không khởi động kỹ mà đã chạy bộ thì cổ chân rất dễ bị đau nhức.
Luyện tập không điều độ: Việc luyện tập nên được thực hiện đều đặn với tần suất phù hợp. Chạy bộ quá ít hoặc quá nhiều sẽ áp lực cho dây chằng, làm cho cổ chân bị đau khi chạy bộ.
Tuổi tác: Sự lão hóa tự nhiên khiến xương khớp bị thoái hóa, không còn hoạt động trơn tru được như trước nên khi chạy bộ lâu sẽ khiến cho cổ chân bị đau.
2. Đau cổ chân khi chạy bộ khi nào là nguy hiểm, cần thăm khám?
Nếu tình trạng đau cổ chân bắt nguồn từ những thói quen không tốt (như chọn giày không phù hợp, luyện tập không điều độ, khởi động không kỹ) thì không quá nghiêm trọng. Cơn đau sẽ giảm dần sau khi bạn chườm lạnh, nghỉ ngơi tại nhà hay điều chỉnh thói quen xấu này.
Tuy nhiên, nếu cổ chân bị đau xuất phát từ các bệnh lý hay chấn thương thì sẽ nguy hiểm hơn. Bởi nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như hạn chế khả năng vận động, teo cơ, biến dạng khớp…
Khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám:
- Đau nhức kéo dài trên 3 ngày.
- Không thể chạy bộ được sau 1 tuần nghỉ ngơi.
- Mắt cá chân, cổ chân có cảm giác tê bì hoặc khớp lỏng lẻo.
- Cổ chân có dấu hiệu bị nhiễm trùng, mắt cá chân rất đỏ hoặc vết đỏ kéo dài.
- Cổ chân từng bị thương nhiều lần trước đó.
- Bác sĩ thăm khám và điều trị đau cổ chân
- Thăm khám và điều trị đau cổ chân sớm giúp đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm.
3. Khắc phục tình trạng đau cổ chân khi chạy bộ như thế nào?
Để cải thiện tình trạng cổ chân bị đau nhức khi chạy bộ, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
3.1 Dừng luyện tập, để chân được nghỉ ngơi
Khi nhận thấy cơn đau xuất hiện, bạn nên dừng việc chạy bộ ngay lập tức. Tiếp đến, kê cao chân từ 10 – 20cm để giúp máu lưu thông tốt hơn, không nên ráng chạy thêm hoặc ngồi xuống ngay khi dừng chạy.
Sau đó, nên dành thời gian nghỉ ngơi vài ngày và theo dõi tình trạng cổ chân. Nếu cơn đau vẫn không giảm, tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
3.2 Chườm lạnh
Dùng đá hoặc miếng chườm lạnh chườm lên cổ chân bị thương để giúp giảm sưng tấy và làm dịu cơn đau. Bạn chỉ nên chườm khoảng 15 – 20 phút, một ngày từ 4 – 8 lần, tránh chườm quá lâu.
Lưu ý, chườm lạnh chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và phù hợp với những trường hợp đau nhẹ.
chườm lạnh cổ chân
Phương pháp chườm lạnh không thích hợp với trường hợp đau cổ chân nặng.
3.3 Dùng thuốc
Một số loại thuốc như Paracetamol, thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID)… có thể giúp người bệnh khắc phục tình trạng đau cổ chân khi chạy bộ. Nhờ tác dụng cắt giảm cơn đau nhức nhanh, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, tuyệt đối không lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài vì điều này sẽ dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe như viêm loét dạ dày, tá tràng và hại thận… Nếu dùng thuốc, phải tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định và thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay khi có những biểu hiện bất thường.
4. Phòng ngừa tình trạng đau khớp cổ chân khi chạy bộ
Lưu lại một số cách dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng đau cổ chân khi chạy bộ hiệu quả:
- Chọn giày phù hợp, vừa chân, loại dùng riêng cho chạy bộ.
- Khởi động cơ thể kỹ thật kỹ trước khi chạy.
- Xây dựng cường độ tập luyện vừa sức.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt là canxi.
- Sau khi tập luyện nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn.
- Nên sử dụng băng dán cơ Rocktape trong quá trình chạy bộ.
- Đau cổ chân khi chạy bộ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng vẫn có thể khắc phục được nếu bạn biết
- cách xử trí kịp thời. Vì vậy, hãy luôn quan sát và lắng nghe cơ thể để cảm nhận những dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó, đừng quên chú ý nâng cao sức khỏe xương khớp bằng những thói quen sinh
- hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng bạn nhé!
Đau cổ chân khi chạy bộ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng vẫn có thể khắc phục được nếu bạn biết cách xử trí kịp thời. Vì vậy, hãy luôn quan sát và lắng nghe cơ thể để cảm nhận những dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó, đừng quên chú ý nâng cao sức khỏe xương khớp bằng những thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng bạn nhé!