Chinh phục Half Marathon (21km): Kỹ thuật chạy và cách tăng cường sức bền hiệu quả

Tóm tắt

Chinh phục Half Marathon (21km): Kỹ thuật chạy và cách tăng cường sức bền hiệu quả

Chạy Half Marathon (21km) là một thách thức đáng kinh ngạc và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Để đạt được thành công trong việc hoàn thành quãng đường này, người chạy cần áp dụng những kỹ thuật chạy hiệu quả và tăng cường sức bền. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những chiến thuật chạy 21km và cung cấp những gợi ý để nâng cao sức bền của bạn. Hãy cùng khám phá!

Mục lục

  1. Kỹ thuật chạy đúng
  2. Các bài tập luyện tăng cường sức bền
  3. Chiến thuật chạy 21km cho nguời mới
  4. Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi trước buổi chạy 21km
  5. Kỹ năng tinh thần
  6. Kết luận

1. Kỹ thuật chạy đúng

1.1. Tư thế chạy

Để có thể nhận được hết các lợi ích từ việc chạy bộ, bạn cần có những lưu ý sau để tránh bị chấn thương:

Khi chạy bộ không vung tay quá mạnh

Có thể bạn quan tâm

Một số người khi chạy tay vung quá mạnh, điều này vô tình sẽ làm bạn không kiểm soát được hơi thở. Trạng thái hít thở không đúng cách sẽ làm bạn xuống sức nhanh, có nguy cơ chuột rút và sốc hông nữa đấy. Một mẹo nhỏ giúp bạn hạn chế việc vung tay quá mạnh là hãy tưởng tượng có một đường thẳng đứng chia đôi cơ thể bạn, đảm bảo cánh tay bạn không đi quá đường đó.

Khi tập chạy bộ hãy đáp bằng cả bàn chân

Có thể bạn quan tâm

Chạy bộ đúng cách và hiệu quả là tránh tiếp đất bằng gót hoặc ngón chân. Vì khi dùng ngón chân hay gót chân để chạy sẽ dễ dàng làm bạn gặp chấn thương. Đồng thời bắp chân của bạn sẽ bị thắt chặt lại, làm bạn nhanh bị mỏi. Bạn nên cố gắng đáp toàn bộ lòng bàn chân khi tiếp đất, sau đó cuộn ra phía trước ngón chân để trải đều lực tác động.

Cẩm nang chạy bộ đúng cách từ A - Z

Luôn hướng mũi chân về phía trước

Cấu tạo bàn chân với mũi chân luôn hướng về phía trước chính vì vậy bạn hãy chạy bộ đúng tư thế đó. Tránh hướng mũi chân ra ngoài hoặc hướng vào trong sẽ gây chấn thương. Nếu bạn chưa quen có thể tập chạy chậm với quãng đường ngắn sau đó hãy tăng dần tốc độ và độ dài quãng đường.

Kỹ thuật chạy bộ cho người mới bắt đầu

Các sản phẩm dành cho chạy bộ

1.2. Cách hít thở khi chạy

Việc hít thở đóng một vai trò cực kỳ quan trọng khi chạy quãng đường dài. Cách hít thở khi chạy Marathon sẽ được vận động viên rút ra từ các lần tập luyện trước đó. Từng người sẽ có một nhịp thở riêng, phù hợp với thể trạng và giai đoạn của đường chạy.

Thông thường, các vận động viên tham gia chạy Marathon chọn cách hít thở khi nhập cuộc, đó là hít 2 thở 2 theo đúng với nhịp của bước chạy. Bạn hãy tập hít thở bằng mũi khi tham gia chạy Marathon. Việc này sẽ giúp hạn chế tối đa tiêu hao năng lượng. Đặc biệt, không khí khi đi qua đường mũi cũng được lọc sạch bụi mịn.

Hít thở khi chạy bền như thế nào đúng cách và an toàn cho sức khỏe?

1.3. Pace/nhịp tim khi chạy

Bạn có thể tham khảo phương pháp chạy theo nhịp tim MAF. Phương pháp này tập trung chạy ở ngưỡng nhịp tim thấp (MAF) phù hợp với đối tượng runner – những người muốn cải thiện thành tích.

Trong quá trình nghiên cứu, tiến sĩ Maffetone phát triển một công thức giúp các runner có thể xác định mức tối đa, còn gọi là Maximum Aerobic Training Heart Rate. Công thức đó như sau:

Lấy 180 trừ đi số tuổi của bạn

– Nếu bạn có tiền sử bệnh nặng (bệnh tim, hay từng phẫu thuật chữa bệnh v.v..). Lấy số trên trừ 10.

– Nếu bạn bị chấn thương, thường ốm vặt, hay bị hen suyễn, tập luyện không đều hoặc mới chỉ bắt đầu tập luyện: trừ tiếp 5.

– Nếu bạn tập luyện đều (4 buổi/tuần) dưới 2 năm: giữ nguyên 180-tuổi.

– Nếu bạn đã tập luyện đều hơn 2 năm, thành tích có đi lên: cộng thêm 5.

Nếu ngưỡng nhịp hiếu khí tim tối đa của bạn là 155 bpm (nhịp/phút). Vùng tập luyện tối ưu của bạn sẽ là từ 145 bpm tới 155 bpm (10 nhịp tính từ nhịp tim tối đa). Tuy nhiên, nếu bạn tập luyện càng gần con số tối đa (155 bpm) thì càng có lợi để phát triển hệ hiếu khí một cách tối ưu. Và cũng cần lưu ý con số 155 bpm là nhịp tim trung bình toàn bộ buổi chạy của bạn (nghĩa là nếu đôi khi nhịp tim của bạn vọt lên 160 bpm thì cũng không vấn đề gì, miễn sao nhịp tim trung bình tổng thể vẫn là 155 bpm).

Và bạn hãy chạy ở ngưỡng nhịp tim đó, đặc biệt là các bài tập chạy dài trên 1 giờ đồng hồ. Đó chính là phương pháp MAF

Phương pháp chạy MAF - VnExpress Thể thao

>>> Xem thêm: 9 sai lầm thường gặp ở người mới chạy bộ <<<

1.4. Cách xác định quãng đường lý tưởng hàng tuần

Bạn đã sẵn sàng để thắt dây giày chạy và thách thức mình với một nửa marathon? Chúc mừng bạn đã bước đầu tiên trong hành trình thú vị này! Nhưng trước khi bước vào đường chạy, có một câu hỏi quan trọng cần trả lời: Hàng tuần bạn nên chạy bao nhiêu km?

Không có câu trả lời nào phù hợp cho tất cả mọi người. Nó phụ thuộc vào trình độ chạy hiện tại của bạn, thời gian bạn có cho việc huấn luyện và mức độ thoải mái bạn muốn đạt được trong cuộc thi. Hãy cùng khám phá một vài lưu ý sau.

Tìm Sự Kết Hợp Lý: Quãng đường và Sự Thành Công Của Half Marathon

Khi nói đến huấn luyện half marathon, việc đạt được sự cân bằng là quan trọng. Nhiều vận động viên gặp phải một thách thức phổ biến: chấn thương. Một trong những nguyên nhân chính gây chấn thương là tăng quãng đường hàng tuần quá nhanh.

Hãy tưởng tượng: Bạn bắt đầu hành trình từ điểm xuất phát là không có kinh nghiệm chạy hoặc ít kinh nghiệm. Sự cám dỗ để chạy bốn hoặc năm lần một tuần có thể rất lớn. Tuy nhiên, cách tiếp cận này thường dẫn đến sự mất cân đối và, đáng tiếc, chấn thương.

Quy Tắc 10%: Hướng Dẫn Vàng Của Bạn

Để tránh chấn thương và xây dựng nền tảng vững chắc cho sự thành công trong chạy half marathon, hãy tuân thủ theo Quy tắc 10% đã được kiểm chứng. Quy tắc này đề xuất rằng bạn chỉ nên tăng quãng đường hàng tuần của mình không nhiều hơn 10% so với tuần trước.

Ví dụ, nếu bạn hiện đang chạy 15 km một tuần, hãy cố gắng thêm 1.5 km vào tuần tiếp theo. Sự tăng lên từ từ này cho phép cơ thể bạn thích nghi, giảm nguy cơ quá mức và chấn thương.

Cải Thiện Tốc Độ Chạy Của Bạn Với Bài Tập Chạy Nước Rút 30 giây

>>> Tham gia cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm chạy bộ 30p mỗi ngày từ cơ bản đến chuyên nghiệp! <<<

2. Các bài tập luyện tăng cường sức bền

Để hoàn thành một cuộc chạy Half Marathon (21km), sức bền là yếu tố quan trọng. Dưới đây là một số cách để tăng cường sức bền của bạn:

2.1. Tập luyện các bài chạy dài để cải thiện nền tàng

Đối với những runner mới tập chạy, bài chạy dài càng quan trọng hơn vì đây là điểm yếu của hầu hết những runner mới. Thiếu sót trong việc chạy dài sẽ dẫn đến hiệu quả chạy bộ kém. Khi bạn chạy đủ khối lượng, bạn sẽ hoàn thành HM một cách thoải mái hơn và sẽ phải chỉ lo nghĩ về việc làm thế nào để chạy nhanh hơn thay vì chỉ hoàn thành cự li trong đau mỏi.

Nếu giáo án HM của bạn kéo dài 12-20 tuần, hãy tăng bài chạy dài 1-1.5km mỗi tuần. Bạn có thể có một tuần giảm tải sau 3 hoặc 4 tuần luyện tập và cự li của bài chạy dài trong tuần này có thể giảm 2-3km so với tuần trước đó. Bạn nên đảm bảo bài chạy dài nhất có cự li 17-18km để giúp cơ thể làm quen với cự li 21km (nên nhớ đây là bài chạy dài nhất, trung bình thì có thể chỉ cần 15-17km). Những runner kinh nghiệm có thể chạy 21km hoặc thậm chí là nhiều hơn.

Bài chạy dài trong tập luyện marathon | Umove

2.2. Tập các bài chạy giữ Pace nhanh lâu hơn (Tempo)

Giống như bài chạy dài, tempo là một giáo án mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các cự li. Mục đích chủ yếu của bài tập này nhằm giúp runner chạy nhanh hơn và dài hơn thông qua việc chuyển hóa lactate tốt hơn. Lactate dư thừa không chuyển hóa kịp là nguyên nhân khiến cơ bắp đau mỏi khi vận động. Khi cơ thể học được cách chuyển hóa lactate hiệu quả hơn, bạn sẽ có thể giữ được pace chạy nhanh hơn trong thời gian lâu hơn.

Có nhiều cách để định nghĩa pace tempo khi luyện tập, nhưng nhìn chung bài tập tempo có những đặc điểm sau:

  • Bạn có thể giữ pace tempo trong vòng một giờ đồng hồ. Pace này thường sẽ chậm hơn pace 10km một chút.
  • Khi chạy tempo bạn sẽ thấy mệt nhưng nhìn chung vẫn thoải mái và có thể chạy nhanh hơn nữa.
    Nhịp tim thường ở khoảng 85-90% nhịp tim tối đa.

Đối với các runner mới, bạn có thể chia bài chạy tempo thành các tổ 5-10 phút với 1-2 phút nghỉ và tăng thời lượng của các tổ này lên dần dần. Đối với runner mới, bạn nên có khoảng 15-20 phút tổng cộng cho các tổ chạy tempo, trong khi đó các runner kinh nghiệm có thể chạy 25-30 phút liên tục không nghỉ.

Khi tập bài tempo, bạn nên nhớ khởi động cũng như chạy thả lỏng để đảm bảo tập luyện hiệu quả cũng như tránh chấn thương không đáng có.

Chạy Tempo là gì? (và Tại Sao Bạn Cần Nó)

2.3. Thực hiện bài tập sức mạnh

Bài tập sức mạnh như squat, lunge, và plank giúp tăng cường cơ bắp và sức mạnh chung. Hãy bao gồm các bài tập này vào lịch tập luyện của bạn để tăng cường sức bền toàn diện.

>>> Xem thêm: 14 bài thể lực dành riêng cho chạy bộ giúp bạn tăng sức bền <<<

2.4. Các bài tập dành riêng cho cự li HM

Một giáo án chạy bộ hiệu quả cần có tính chuyên sâu. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có nhiều cơ hội cải thiện thành tích hơn nếu tập luyện những bài tập được thiết kế chuyên biệt cho cự li thi đấu. Điều này càng quan trọng hơn đối với những runner kinh nghiệm khi họ muốn tăng cường thể chất hơn nữa để có thể rút ngắn thành tích.

Đối với bài chạy chuyên biệt này, bạn cần phải chạy pace càng gần với pace thi đấu càng tốt, và tổng quãng đường ở vào khoảng 10-13km. Sau đây là hai ví dụ cho bài tập chuyên biệt này:

  • Bài chạy 2 tổ 5km ở pace thi đấu HM, với 2 phút nghỉ giữa các tổ.
  • Bài chạy dài 18-21km bao gồm: 12km đầu ở pace chậm rãi, nhẹ nhàng (có thể là pace chạy Marathon hoặc chậm hơn cả pace Marathon), sau đó là 6-9km ở pace thi đấu HM ở cuối bài. Bài tập này rất hiệu quả vì bạn phải chạy nhanh khi chân ngày càng mỏi.

Bạn cần lưu ý rằng các bài chạy này chỉ nên tập vào khoảng 4-6 tuần trước khi thi đấu, khi mà cơ thể đã có một nền tảng thể lực đủ khỏe để có thể chạy dài và nhanh. Đây là những bài tập có trình độ nâng cao, do đó bạn nên tránh tập những bài này khi bắt đầu tập chạy vì chúng mang lại những rủi ro chấn thương cao.

The exciting VnExpress Marathon Imperial Hue 2022 held - thuathienhue.gov.vn/en-us

>>> Xem thêm: Nắm trọn bí kíp chạy bộ khi tham gia 6 cộng đồng chạy bộ dưới đây <<<

2.5. Lịch Trình Tập Luyện Hàng Tuần

Lịch trình tập luyện hàng tuần thông thường của cự ly 21km của bạn nên bao gồm:

  • 1 buổi chạy với tốc độ 21km dự kiến, bài chạy này giúp bạn làm quen với tốc độ vào ngày đua.
  • 2-3 lần chạy nhẹ trong tuần. Những bài này giúp bạn xây dựng hệ hô hấp hiếu khí cũng như tích lũy quãng đường, tăng khả năng hồi phục.
  • Một lần chạy dài, chậm vào cuối tuần. Đây sẽ là các lần chạy dài nhất trong quá trình tập luyện của bạn. Chúng sẽ dần dần tăng độ dài để làm cho cơ thể bạn quen với khoảng cách. Cuộc chạy dài nhất kết thúc khoảng 10 dặm – để lại vài dặm cho ngày thi đấu. Hãy nhớ rằng những lần chạy này nên được thực hiện chậm và dễ dàng – quên về tốc độ!
  • Luyện tập tốc độ (tùy chọn). Luyện tập tốc độ làm bạn nhanh hơn và cải thiện hiệu suất chạy của bạn. Nếu bạn đã thấy rằng tốc độ đua mục tiêu rất dễ đạt được, luyện tập tốc độ sẽ ít nhiều giúp bạn giữ pace được dài hơn.

Tập luyện bổ trợ – ít nhất một buổi tập riêng biệt mỗi tuần, tốt nhất là hai hoặc ba nếu bạn có thể sắp xếp thời gian. Tập trung vào tập luyện sức mạnh, đặc biệt là tập luyện nâng tạ – đây là hình thức tập luyện đa dạng hiệu quả nhất, giúp bạn chạy nhanh hơn, mạnh hơn và ngăn ngừa chấn thương.

Bắt đầu cắt giảm số km của bạn hai tuần trước cuộc đua. Tuần đầu tiên, chạy 75% số km bình thường của bạn; giảm số km bình thường xuống 50% vào tuần cuối cùng. Trong tuần đầu tiên, chạy 4 x 800 mét ở tốc độ bạn đề ra cho cuộc đua 10K xen lẫn chạy bộ 400 mét giữa các lần lặp lại.

Tuần cuối cùng, chạy 4 x 400 mét với tốc độ của cuộc đua 5K xen lẫn chạy bộ 200 mét giữa các lần lặp lại. Vài ngày trước cuộc đua, hãy chạy bộ 3.2 km, sau đó chạy bước dài từ 6 đến 8 x 100 mét với 90% tốc độ tối đa.

3. Chiến thuật chạy 21km cho nguời mới

3.1. 8km đầu tiên: Khởi đầu chậm rãi

Khi mới bắt đầu chạy, bạn sẽ cảm thấy rất sung sức và tự tin. Những km đầu tiên rất dễ dàng, vì vậy hãy thư giãn và chậm rãi. Cơ thể sẽ biết ơn bạn ở đoạn đường sau đó.

Đường mình – mình chạy

Đừng lo lắng nếu bạn thấy nhiều người vượt qua mình. Hãy nhớ lại câu chuyện ngụ ngôn rùa và thỏ. Khởi đầu quá nhanh là một trong những sai lầm thường gặp nhất của runner. Thay vào đó, hãy bình tĩnh, hít thở sâu, và đừng để ý đến những runner khác. Rồi bạn sẽ bắt kịp họ thôi.

Giữ bình tĩnh

Trong 8km đầu tiên, hãy hạn chế để cảm xúc dâng cao quá mức qua những hành động như đập tay với những người cổ vũ bên đường hoặc nhảy lên nhảy xuống khi nhìn thấy bạn bè người thân. Tốt hơn là bạn nên giữ năng lượng tinh thần cho cuộc chạy phía trước.

3.2. 10km – 16km: Khi cuộc đua trở nên khó khăn

Cuộc kiểm tra sức mạnh tinh thần sẽ thật sự bắt đầu ở giữa cuộc đua, khi bạn đang chạy ở một tốc độ ổn định.

Đừng đầu hàng cảm giác khó chịu hoặc nghi ngờ bản thân. Hãy nhớ lại tất cả những cuộc chạy và những bài tập bạn đã trải qua, rằng bạn đã tập luyện chăm chỉ thế nào và việc hoàn thành giải chạy này sẽ đem lại cảm giác sung sướng ra sao.

Hãy thử những bí quyết dưới đây để vượt qua chặng đua này:

Chia nhỏ quãng đường

Sau khi vượt qua km thứ 8, bắt đầu chia phần còn lại của đường đua thành từng phần nhỏ. Điều này sẽ giúp bạn dễ quản lý đường chạy hơn. Ví dụ như, “Mình đã hoàn thành 1/3 đường đua rồi!” hoặc “Chỉ còn 5km nữa là về đích.”.

Đánh bại cơn buồn chán

Đây là thời điểm để sử dụng tất cả những mẹo đánh bay cơn buồn chán mà bạn đã học được trong lúc tập các bài chạy dài. Hãy làm bất cứ điều gì khiến bạn phân tâm. Một số gợi ý như:

  • Đếm hơi thở hoặc bước chân của bạn: Việc đếm hơi thở kéo sự tập trung của bạn khỏi cảm giác khó chịu trong cơ thể. Cũng hãy tập đồng điệu hơi thở với bước chân.
  • Tính nhẩm trong đầu: Đếm nhẩm những vật bạn gặp trên đường chạy như nhà cửa, cây cối, bảng chỉ đường, cột đèn,…
  • Tập trung vào kỹ thuật: Kiểm tra một loạt các yếu tố như: ít gây ra tiếng động khi chạy, thả lỏng tay bằng cách tưởng tượng bạn đang cầm vỏ trứng, giữ thẳng người bằng cách tưởng tượng đầu bạn đang bị treo lên cao, hạ vai xuống, và giãn cơ mặt.
  • Hát: Dùng âm thanh khi chân bạn chạm đất như nhịp đệm và hát bài hát bạn yêu thích.

3.3. 17km – 21km: Dời sự tập trung ra ngoài cơ thể

Ở những km cuối cùng này, càng ngày bạn sẽ càng cảm thấy khó chịu trong cơ thể. Những bước chân trở nên nặng hơn, cơ bắp co rút, và bạn thấy như hai lá phổi đang bùng cháy. Nếu không có kế hoạch phân bổ tốc độ ngay từ đầu, đoạn đường này sẽ cực kỳ khó khăn.

Đừng tự trách bản thân. Thay vào đó, hãy dời sự tập trung ra ngoài cơ thể. Bạn có thể nhìn ngắm những người đang hò reo cổ vũ bên đường, những tấm biển cổ vũ hay cảnh quan xung quanh.

Trò chuyện với bản thân

Đây là thời điểm để vượt qua các runner khác. Bạn cần nỗ lực gấp nhiều lần để hoàn thành 5km cuối cùng của đường chạy. Hãy nhẩm lại những câu nói khích lệ bản thân và nhớ rằng bạn đã vượt qua rất nhiều khó khăn để đến được giai đoạn này.

Từng bước một

Chỉ cần tập trung vào một người chạy ngay phía trước bạn và cố gắng vượt qua người đó. Cứ thế, hãy vượt qua từng người một cho đến khi bạn về đích.

3.4. Về đích mạnh mẽ

Tùy sở thích mà bạn có thể chạy nước rút vào những phút cuối cùng hoặc chậm lại một chút, chỉnh trang y phục để có những tấm ảnh đẹp nhất. Thậm chí bạn cũng nên suy nghĩ trước về việc mình sẽ tạo dáng như thế nào vì sẽ có rất nhiều nhiếp ảnh gia chờ bạn ở vạch đích đấy.

Những khoảnh khắc này sẽ vô cùng đáng nhớ khi bạn hồi tưởng lại, vì vậy hãy chuyển sự tập trung của bạn về hiện tại để sống trọn khoảnh khắc đó.

Longbien Marathon 2023 đạt kỷ lục số người tham dự, bất chấp thời tiết mưa lạnh

3.5. Sau khi hoàn thành bài chạy

Bạn không được ngồi hay dừng hẳn nghỉ ngơi sau khi chạy hết vạch đích. Hãy thực hiện các động tác thả lỏng cơ ngay sau đó bằng cách đi bộ một đoạn. Thời gian thư giãn cơ sẽ dao động từ 5 đến 10 phút, phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người.

Nếu bạn không thả lỏng cơ thể và giãn cơ sau mỗi lần chạy sẽ rất nguy hiểm, nó sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi và bị căng cơ.

>>> Xem thêm: Bật mí cách đọc 9 chỉ số quan trọng trên đồng hồ chạy bộ thông minh <<<

4. Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi trước buổi chạy 21km

Khi bắt đầu huấn luyện cho chạy bộ half marathon của bạn, hãy dành thời gian tập trung vào dinh dưỡng của bạn. Cơ thể của bạn cần nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho chạy, và chất dinh dưỡng để giúp bạn phục hồi nhanh chóng. Đây là những lời khuyên của tôi về dinh dưỡng cho các bài chạy 21km:

  • Trước khi chạy, hãy chọn một loại snack giàu carbohydrate 45 phút trước – chuối là nguồn nhiên liệu tốt nhất cho chạy.
  • Trong quá trình chạy, bạn không cần phải lo lắng về việc tiêu thụ snack trừ khi bạn chạy trong hơn một giờ – điều này sẽ xảy ra trong vài lần chạy dài của bạn. Trong những lần chạy dài này, hãy ăn một cái gì đó vào thời điểm 45 phút, và mỗi 30 phút sau đó. Gels thể thao là một nguồn năng lượng nhanh tuyệt vời, cũng như mix trail và các thanh snack khác.
  • Sau khi kết thúc việc chạy, cơ thể của bạn đã sẵn sàng cho các loại thực phẩm phục hồi. Hãy ăn một loại snack hoặc bữa ăn trong vòng một giờ sau khi kết thúc, và hướng tới một thứ gì đó giàu cả carbohydrate và protein, vì cả hai đều là phần thiết yếu của quá trình phục hồi.
  • Đừng quá lo lắng về việc có những ngày ăn uống không kiểm soát – nhưng hãy nhớ rằng chúng có thể ảnh hưởng đến mức độ năng lượng của bạn và làm cho việc chạy trở nên khó khăn hoặc ít thoải mái hơn! Càng ăn uống cân bằng và lành mạnh, thì càng tốt.
  • Lên kế hoạch cho dinh dưỡng ngày thi đấu của bạn và kiểm tra tất cả trước. Điều này có nghĩa là biết bạn sẽ ăn gì cho bữa sáng trước khi thi đấu, bạn sẽ ăn gì tại điểm xuất phát, bạn sẽ mang theo snack gì trong suốt nửa marathon của bạn – kiểm tra, kiểm tra và kiểm tra!

Ba ngày trước khi thi đấu, runner chỉ nên chạy từ 3 km đến 5 km ở tốc độ nhẹ nhàng, rồi nghỉ ngơi hoàn toàn ở ngày kế tiếp. Vào ngày trước ngày thi đấu, chúng ta có thể đi bộ, hoặc chạy nhẹ nhàng 3 km. Runner cũng nên sắp xếp thời gian để đi ngủ sớm, đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi trước khi chạy thi sáng sớm hôm sau.

dinh dưỡng hiệu quả cho người chạy bộ

>>> Xem thêm: 4 lưu ý quan trọng về dinh dưỡng chạy bộ bạn không nên bỏ qua <<<

Cuối cùng, hãy nhớ rằng chinh phục Half Marathon không chỉ là về kỹ thuật chạy và sức bền, mà còn là về tinh thần và ý chí. Luôn duy trì động lực và quyết tâm, vượt qua những thử thách và khó khăn trong quá trình tập luyện và khi thi đấu.

Chúc bạn có một hành trình chạy Half Marathon thành công và trải nghiệm những cảm xúc tuyệt vời trên con đường chinh phục mục tiêu của mình. Bằng sự kiên nhẫn, cố gắng và đam mê, bạn sẽ vượt qua mọi thử thách và đạt được thành công không chỉ trong chạy bộ mà còn cả trong cuộc sống./.

Chia sẻ bài viết


You've just added this product to the cart: